Sơ đồ tư duy được sử dụng khá nhiều không chỉ riêng đối với học sinh, sinh viên mà cả những người đi làm. Bởi đây là một phương pháp rất khoa học hỗ trợ chúng ta dễ tiếp thu thông tin và kích thích bộ não ghi nhớ lâu hơn. Trong bài viết sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ sơ đồ tư duy sao cho chất lượng và hiệu quả.
1. Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Mind map, đây là phương thức ghi chép sáng tạo, dùng các hình ảnh trực quan sinh động kết hợp với việc sử dụng các từ ngữ ngắn gọn súc tích. Từ đó giúp bộ não con người tiếp thu thông tin một cách nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.
Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm 2 phần cơ bản: Vị trí trung tâm là chủ đề chính, còn xung quanh là là các nhánh nhỏ triển khai các ý, luận điểm của chủ đề.
Chúng ta thường sử dụng một đoạn văn để miêu tả về một đối tượng thông tin nào đó. Nhưng với Mindmap chỉ cần sử dụng những nét vẽ, hình ảnh và những mũi tên để thể hiện chiều hướng, mối quan hệ, các quy tắc giữa các đối tượng với nhau
2. Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy bằng tay
Chuẩn bị dụng cụ
Để có một Mindmap sinh động và cuốn hút hơn thì bạn nên vẽ nhiều màu sắc khác nhau, sau đây là những dụng cụ cần thiết:
- Tài liệu, sách liên quan đến công việc bạn đang làm
- Bút lông, bút dạ nhiều màu, sáp màu
- Giấy: tùy thuộc vào yêu cầu mục đích khác nhau để chọn kích thước phù hợp
Các bước thực hiện vẽ sơ đồ tư duy
Bước 1: Xác định chủ đề, đề tài cho Mindmap
Vị trí cho chủ đề đó thường nằm ở trung tâm tờ giấy, nên hãy vẽ chủ đề chính vào vị trí này với vòng tròn bao quanh và thêm ít màu sắc cho nổi bật. Nếu có thể, hãy vẽ các hình ảnh liên quan chặt chẽ với chủ đề như vậy sẽ trực quan và cô đọng hơn.
Bước 2:Triển khai các ý lớn từ chủ đề chính
Mỗi chủ đề sẽ có nhiều luận điểm, ý khác nhau, bạn hãy liệt kê tất cả chúng ra. Sau đó vẽ các đường nối từ chủ đề ở trung tâm tạo thành các nhánh, bạn nên phân bổ khoảng cách giữa chúng sao cho hợp lý. Mỗi đường nhánh bạn vẽ 1 màu sắc khác nhau như vậy sẽ phân biệt và dễ nhìn hơn.
Bước 3:Phát triển Mindmap
Lúc này, bạn phải mở rộng các nhánh vừa vẽ được bằng các ý nhỏ hơn để tạo sự chi tiết cho đề tài. Những chi tiết được vẽ bằng nhiều màu và thực hiện chúng đến khi chủ đề của bạn đã được triển khai một cách chi tiết nhất.
Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ
Như đã đề cập ở trên thì để có một sơ đồ tư duy đẹp, độc đáo thì cần phải có màu sắc nổi bật và hình ảnh trực quan. Vì thế nên bạn cần sử dụng các hình ảnh khác nhau liên quan đến chủ đề được nêu và thể hiện được thông tin mà từng nhánh mang lại. Chính những hình ảnh này sẽ khiến người xem cảm thấy ấn tượng, kích thích bộ não tư duy hỗ trợ ghi nhớ lâu hơn.
Ngoài cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay thì bạn có thể thử vẽ sơ đồ tư duy bằng PowerPoint hoặc sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online khác.
Đến đây hẳn là bạn có thể nắm rõ được cách vẽ sơ đồ tư duy ra sao rồi đúng không. Đây cũng là phương thức để bạn có thể thỏa sức sáng tạo của mình, mỗi người sẽ có phong ách mang đạm nét riêng của mình. Chúc các bạn thành công.